Kết quả thực hiện việc phối hợp đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tham gia xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 1485

I. Tình hình triển khai

1. Công tác chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện việc phối hợp đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tham gia xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện:

Trên cơ sở các Thông tư, Thông tư liên tịch, các văn bản hướng dẫn cụ thể các điều của Luật KH&CN, các Nghị định có liên quan đến hoạt động KH&CN của Chính phủ và các Bộ, ngành. Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành các văn bản:

- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đã thực hiện cơ chế tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng mở rộng có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài tỉnh.

- Nghị quyết số 80/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 82/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ chuyển gia, ứng dụng, đổi mới công nghệ thiết bị và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, cụ thể hóa triển khai thực hiện 02 Nghị quyết nêu trên của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Hình thức tuyên truyền, phổ biến:

Để nâng cao nhận thức về các hoạt động khoa học và công nghệ cho các ngành, các cấp, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức truyên truyền, phổ biến kiến thức KHKT cho người dân với nhiều hình thức:

+ Hàng tháng phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh xây dựng chuyên mục Khoa học và Công nghệ phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh với thời lượng 10 phút/chuyên mục; xuất bản tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ với số lượng 4 số/năm; 1500 bản/số

+ Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình xây dựng 02 chuyên mục, 01 bản tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho người dân trên địa bàn tỉnh;

+ Phối hợp với Văn phòng đại diện phí nam Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức 04 lớp tập huấn “Xây dựng, đăng ký bảo hộ, khai thác phát triển quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) cho doanh nghiệp, HTX..” với 160 lượt người tham dự;

+ Tổ chức 02 cuộc Hội thảo, Hội nghị về Tham vấn xây dựng định hướng bảo hộ tài sản trí tuệ một số sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020-2022 và Phổ biến chính sách hỗ trợ  và quy trình hướng dẫn thủ tục hỗ trợ về sở hữu trí tuệ; đối tượng là đại diện các Sở ngành, UBND các huyện, TX, Tp trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã; số lượng 120 đại biểu tham dự;

+ Phối hợp với Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 01 lớp đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ cho 23 đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

+ Xuất bản ấn phẩm thông tin, bướm tin KHKT, Các kỷ yếu khoa học và công nghệ;

+ Thông tin về KHCN và Phổ biến kiến thức KHKT trên Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ với số lượng hơn 400 tin, bài/năm.

2. Công tác kiểm tra, giám sát các huyện, thị, thành phố về triển khai thực hiện việc phối hợp đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tham gia xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại hàng nông sản trên địa bàn (nêu rõ nội dung, số lượng đoàn kiểm tra, giám sát).

Trong năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đoàn công tác đi làm việc với các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè nhằm chủ động nắm tình hình hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương trong thời gian qua và bàn phương hướng phối hợp triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thời gian tới.

II Kết quả thực hiện việc phối hợp đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tham gia xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại hàng nông sản trên địa bàn tỉnh

1. Kết quả thực hiện việc phối hợp đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tham gia xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

1.1. Việc nâng cao kiến thức cho nông dân trong việc áp dụng tiến bộ KH&CN, chuyển giao, xây dựng các mô hình ứng dụng với sự tham gia của các doanh nghiệp cùng với nông dân nhằm tạo ra các chuỗi giá trị sản phẩm được thực hiện như thế nào?

Việc chuyển giao, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN cho nông dân với sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước khởi sắc trong thời gian qua. Trong năm, tỉnh đã thực hiện Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến chả cá chất lượng cao từ nguồn cá tạp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Định An Trà Vinh chủ trì thực hiện. Dự án triển khai trên địa bàn thị trấn Định An, huyện Trà Cú với kết quả đạt được đến thời điểm hiện nay là đã chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ: quy trình bảo quản nguyên liệu, quy trình chế biến surimi và chả cá, quy trình xử lý phụ phẩm và quy trình xử lý nước thải. Thực hiện mua được các thiết bị nhằm cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và đang tiến hành xây dựng mô hình khép kín chế biến surimi và chả cá chất lượng cao quy mô công suất 20 tấn sản phẩm/ngày (bao gồm 18 tấn surimi (chả cá tươi) và 2 tấn chả cá thành phẩm). Dự án đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên nắm vững các yêu cầu kỹ thuật và công ty tiếp nhận, và tập huấn cho 100 người dân để có thể tự sản xuất sản phẩm chả cá thành phẩm đạt yêu cầu, đây là nguồn lực rất lớn để công ty vận hành sản xuất. Hiện tại, các mô hình sản xuất trên đang được đơn vị chủ trì dự án theo dõi đánh giá và bước đầu đã tạo thành nơi tìm hiểu để ứng dụng kỹ thuật mới của bà con nông dân. Bên cạnh đó, Công ty Cổ Phần Trà Bắc đã chủ trì thực hiện đề tài “Sử dụng than hoạt tính trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp tại tỉnh Trà Vinh”. Trong khuôn khổ đề tài sẽ thực hiện mô hình thực nghiệm 1,2 ha nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng than hoạt tính. Đồng thời thực hiện 02 lớp tập huấn với tổng số lượng 40 người nắm vững kỹ thuật sử dụng than hoạt tính trong ao nuôi tôm thẻ để quản lý và cải thiện chất lượng nước, lớp tập huấn cho nông dân được thực hiện tại huyện Cầu Ngang và thị xã Duyên Hải.

1.2. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đang triển khai.

1.2.1. Nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 (Chương trình Nông thôn Miền núi): 05 dự án

Trong năm, đã triển khai dự án “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi dê lai (Boer x Bách Thảo) tại tỉnh Trà Vinh”.  Đến nay, dự án đã đào tạo được 15 kỹ thuật viên và tập huấn cho 100 lượt người dân về kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh và sản xuất thức ăn cho dê. Cũng như triển khai xây dựng được 01 mô hình nuôi dê lai Boer x Bách Thảo với tổng quy mô 200 dê cái Bách Thảo và 20 con dê đực Boer thuần, mô hình được thực hiện tại 19 hộ dân ở huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Trường Đại học Trà Vinh. Qua ghi nhận bước đầu, dê lai có trọng lượng tăng trên 15% so với giống dê địa phương và thích ứng tốt với điều kiện nuôi dưỡng của người dân.

Bên cạnh đó, 04 dự án đã triển khai trong các năm trước đến nay đã phát huy tác dụng. Bao gồm dự án “Xây dựng mô hình trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi tại Trà Vinh” đã tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống và trồng dừa Sáp bằng công nghệ nuôi cấy phôi. Từ đó, đã cấy phôi và gieo tạo 1.500 cây giống, xây dựng 06 ha mô hình trồng dừa sáp cấy phôi tại huyện Cầu Kè. Đã tổ chức tập huấn 04 lớp kỹ thuật “Trồng và chăm sóc dừa sáp bằng nguồn nuôi cấy phôi” tại xã Hòa Tân và An Phú Tân với số lượng 229 người tham dự, người dân đã tiếp nhận quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa sáp; Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Trà Vinh” thực hiện tại các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú đã thực hiện chuyển giao 80 bò cái giống Brahman cho 28 hộ tham gia dự án và đã thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ bò thịt 3 giống Chairolais, Red Angus, Red Brahman đối với 320 con bò cái giống lai Sind với tỷ lệ đậu thai 100%. Dự án “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình nhân giống và trồng cam sành không hạt chất lượng cao tại Trà Vinh” bằng việc ứng dụng các kỹ thuật nhân giống, canh tác, đã cung cấp 100 cây S1 cho Trung tâm Giống để thực hiện mô hình sản xuất 100.000 cây giống và xây dựng mô hình 20 ha cam sành không hạt sạch bệnh trên địa bàn huyện Cầu Kè, Châu Thành. Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến chả cá chất lượng cao từ nguồn cá tạp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” thực hiện cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để xây dựng mô hình khép kín chế biến surimi và chả cá chất lượng cao quy mô công suất 20 tấn sản phẩm/ngày.

 1.2.2. Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: 12 đề tài

 Số lượng đề tài đang thực hiện phục vụ sản xuất nông nghiệp: 12 đề tài. Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp 8 đề tài (chiếm 66,6%); lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ 4 đề tài (chiếm 33,4%).

 1.2.3. Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: 03 đề tài

- Trong năm 2020 triển khai 03 đề tài cơ sở:  (1) “Chọn giống đậu phộng trồng trên đất giồng cát cho năng suất tại tỉnh Trà Vinh”; (2) Đề tài “Sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh”; (3) Đề tài “Triển khai thực hiện xây dựng mô hình trồng dưa lưới theo hướng an toàn trong nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại tỉnh Trà Vinh”. 03 đề tài đang thực hiện hợp đồng các gói thầu nguyên vật liệu.

 - Việc bố trí nguồn lực khoa học, công nghệ cho cơ cấu lại nông nghiệp:

  Thực hiện cơ chế đầu tư theo hướng liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KH&CN, triển khai thực hiện, đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội như vốn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN.

- Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, vật liệu mới... vào sản xuất:

  Thực hiện tuyển chọn và phát triển giống/ dòng quýt đường ưu tú cho tỉnh đã xác định được 03 cá thể quýt đường ưu tú được cấp giấy chứng nhận cây quýt đường đầu dòng. Từ đó, đã vi ghép tạo 06 cây quýt đường S0, nhân giống 30 cây S1 sạch bệnh và 600 cây S2 chuyển giao cho nông dân trồng ngoài đồng để đánh giá. Hiện tại các cây S0 và S1 đã được bàn giao cho Trung tâm Giống để lưu giữ, phục vụ sản xuất giống cây quýt đường. Đã tuyển chọn được 02 giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh (Uthong 1, Suphanburi 50) và đã bàn giao 04 tấn hom giống (02 tấn/giống) cho Công ty CP Mía đường Trà Vinh (đơn vị đặt hàng) ứng dụng vào sản xuất. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức chuyển giao khoa học, kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn và tư vấn kỹ thuật.Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi vỗ thành thục và hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống tôm đất đã thực hiện các nghiên cứu liên quan đến nuôi vỗ thành thục tôm đất bố mẹ và bước đầu tiến hành các nghiên cứu hoàn thiện quy trình ương nuôi ấu trùng. Triển khai xây dựng quy trình sản xuất giống cua biển, góp phần phát triển nghề nuôi cua tại địa phương, giúp người nuôi có được con giống tại chổ với chất lượng tốt để phục vụ phong trào nuôi từ đó góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Bên cạnh đó qua nghiên cứu xác định nguyên nhân tôm vễnh mang đã xác định được hoạt chất Deltamethrin là nguyên nhân gây vễnh mang ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) diễn ra ở các xã trên địa bàn huyện Cầu Ngang vào thời gian năm 2017. Từ đó, thực hiện xây dựng các giải pháp phòng trị kịp thời cho những năm về sau.

Nghiên cứu thiết kế chế tạo 01 thiết bị xác định tỉ lệ sáp trong trái dừa, đạt các yêu cầu: độ chính xác (phân biệt dừa có sáp hoặc không sáp: ≥ 95%; phân biệt dừa có sáp ít hoặc sáp nhiều: ≥ 80%); kích thước phù hợp để vận chuyển bằng xe gắn máy, kích thước tối đa 60x60x60 cm3; khối lượng tối đa 40kg; dải tầng sóng âm hoạt động từ 20Hz – 20kHz; nguồn điện AC 220V, công suất nguồn DC chuyển đổi tối đa 500W; thời gian thực hiện một lần đo tối đa 3 phút/lần.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ:

  Triển khai xây dựng quy trình xử lý nước và chất thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh bằng phương pháp sinh học nhằm tái sử dụng trên 70% lượng nước thải trong hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh và sản xuất khí biogas, phân vi sinh từ chất thải ao nuôi tôm bằng phương pháp sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho vùng nuôi tôm tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng quy trình canh tác một số giống tre, trúc, tầm vông giúp chọn được 5 giống dự tuyển/nhóm loài và nhân giống chúng để đưa vào trồng thử nghiệm trên mô hình 2 ha. Từ đó xây dựng được quy trình chọn giống và trồng tre, trúc, tầm vông phù hợp với điều kiện của địa phương làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Trà Vinh. Thực hiện tuyển chọn và trồng thử nghiệm một số loài cây lâm nghiệp trên vùng đất Phi lao chết nhằm chọn được 5 loài cây có tiềm năng để đưa vào trồng thử nghiệm trên mô hình 5 ha và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng để khôi phục lại diện tích rừng phòng hộ bị chết ở vùng ven biển của tỉnh. Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt đã tạo được sản phẩm 150 con bò lai F1 từ các giống bò ngoại nhập (Red Angus, Red Brahman, Droughtmaster) với bò lai Sind tại địa phương và các quy trình kỹ thuật gieo tinh nhân tạo, lai tạo và nuôi dưỡng bò lai được tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật tại huyện Trà Cú và các hộ chăn nuôi bò tại địa phương.

Ứng dụng kết quả nhiệm vụ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô sản xuất giống Đinh Lăng và một số loại hoa màu” Trung tâm đã cấy mô các giống cây như: chuối, đồng tiền, cúc…, cung cấp cho người dân với số lượng: 7.990 cây.

- Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến các sản phẩm nông nghiệp:

  Nghiên cứu chế tạo máy tách vỏ trái dừa nhằm tạo ra máy tách vỏ trái dừa với vỏ dừa tạo ra sau tách có thể dùng tốt cho việc sản xuất tơ xơ dừa, máy có công suất tương đối lớn (500 - 700 trái/h), khâu vận hành chỉ cần từ 1 đến 2 lao động, việc nạp liệu có thể nhiều trái cùng lúc và đối với các loại dừa có phổ kích thước đa dạng với đường kính từ 140 mm – 270 mm,... Nghiên cứu này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao lợi thế cho doanh nghiệp sản xuất dừa cũng như tạo ra nguồn vật liệu vỏ dừa đảm bảo cho ngành sản xuất tơ xơ dừa tại tỉnh.

- Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến:

Đã chuyển giao cho Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Định An Trà Vinh các quy trình công nghệ: quy trình bảo quản nguyên liệu, quy trình chế biến surimi và chả cá, quy trình xử lý phụ phẩm và quy trình xử lý nước thải (thông qua dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến chả cá chất lượng cao từ nguồn cá tạp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”). Thực hiện mua được các thiết bị nhằm cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và đang tiến hành xây dựng mô hình khép kín chế biến surimi và chả cá chất lượng cao quy mô công suất 20 tấn sản phẩm/ngày (bao gồm 18 tấn surimi (chả cá tươi) và 2 tấn chả cá thành phẩm). Hiện tại, các mô hình sản xuất trên đang được đơn vị chủ trì dự án theo dõi đánh giá và bước đầu đã tạo thành nơi tìm hiểu để ứng dụng kỹ thuật mới của bà con nông dân.

- Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong quảng bá, thông tin, giới thiệu sản phẩm,...:

Sở Khoa học và Công nghệ đang hoàn chỉnh thủ tục để chuẩn bị triển khai đề tài “Xây dựng hệ thống quản trị vùng nguyên liệu cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.

- Hiệu quả các mô hình:

  Đối với các dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi. Thông qua các lớp đào tạo chuyển giao công nghệ đã xây dựng được đội ngũ kỹ thuật viên nắm vững và thành thạo các quy trình công nghệ để cấy phôi tạo giống dừa sáp; nhân giống cam sành không hạt sạch bệnh từ cây ghép S1; lai tạo và nuôi dưỡng bò lai F1 hướng thịt từ bò cái giống Brahman, Sind với giống Chairolais, Red Angus, Red Brahman; kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng dừa sáp, cam sành không hạt; kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh và sản xuất thức ăn cho dê lai; ứng dụng các thiết bị công nghệ trong xử lý nguyên liệu cá để chế biến surimi và chả cá chất lượng cao. Ngoài ra, đã giúp hàng trăm lượt nông dân được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, con nuôi để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ đó, trước tiên đã giúp triển khai các dự án đạt kết quả. Về lâu dài, đây là nguồn nhân lực để tạo ra nguồn cây giống, con giống có năng suất chất lượng cao cung cấp cho người sản xuất khi các dự án kết thúc.

Về hiệu quả kinh tế, nhìn chung các dự án đã hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất đối với đồng bào dân tộc góp phần rất quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho các vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Trong quá trình triển khai, các dự án đã giải quyết công việc cho lao động phổ thông tại địa phương, tạo điều kiện để các hộ nông dân tiếp cận các phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao thu nhập gia đình. Về cây trồng, đối với dừa Sáp hiện có giá 140.000 đng/trái cao gấp 15-20 lần dừa thường (giá 8.000-10.000 đng/trái). Khi ứng dụng công nghệ nuôi cy phôi làm ng t lệ trái sáp/buồng >75% so vi truyền thng (25%), sẽ tăng trái sáp từ 25 trái đến 75 trái/cây/năm. Từ đó, đem lại giá trị kinh tế trên mỗi cây/năm 25 trái x 140.000 đồng = 3.500.000 đồng (truyn thống); 75 trái x 140.000 đồng = 10.500.000 đồng (cây giống cấy phôi). Sử dụng nguồn giống nuôi cấy phôi thu nhập tăng thêm gấp 3 lần so với trước đây. Đối với cam sành không hạt sau năm 3 trồng, tổng thu từ 1 ha ước là 480.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư cơ bản, lợi nhuận thu được khoảng 230.000.000 đồng/ha. Từ năm thứ 4 trở đi, chi phí đầu tư bình quân 100.000.000 đồng/ha, năng suất đạt 20 kg/cây, tổng thu 960.000.000 đồng/ha, lợi nhuận đạt 860.000.000 đồng/ha/năm. So với cam sành thường thì giá bán khoảng 30.000 đồng/kg thì lợi nhuận trồng cam Sành không hạt tăng 10.000 đồng/kg nên mỗi ha tăng thêm 240.000.000 đồng. Về vật nuôi, đối với bò lai đã cho thấy các con lai F1 của các giống Chairolais, Red Angus, Red Brahman với bò cái giống Brahman, Sind đều có khối lượng qua các giai đoạn cao hơn hẳn so với lai Sind từ 15-20%. Từ đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Về chả cá tươi (surimi) và chả cá thành phẩm do được cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu nên đã đem lại giá trị cao hơn nhiều lần so với cá tiêu thụ tại thị trường địa phương.

Từ các giống bò lai F1 kết hợp với các quy trình kỹ thuật được chuyển giao, hiện nay các hộ chăn nuôi bò tại huyện Trà Cú đang tiếp tục gia tăng số lượng đàn F1 và tiếp tục phát triển đàn F2 với số lượng lên đến hàng ngàn con. Từ đó cho thấy sự hiệu quả, lan tỏa mà kết quả đề tài mang lại, góp phần phát triển đàn bò lai hướng thịt tại huyện Trà Cú và tỉnh Trà Vinh theo hướng tăng chất lượng một cách rõ rệt.

1.3. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đã nghiệm thu và chuyển giao ứng dụng.

- Số lượng nhiệm vụ KH&CN đã nghiệm thu kết quả và chuyển giao ứng dụng trong thời gian 2019-2020: 03 đề tài và các đề tài này đã chuyển giao cho các Sở, ban ngành, địa phương đủ hồ sơ, tài liệu, quy trình, hiện vật để tổ chức triển khai, ứng dụng vào công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Việc tham gia xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại hàng nông sản:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh:

+ Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình xây dựng 02 chuyên mục, 01 bản tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho người dân trên địa bàn tỉnh;

+ Phối hợp với Văn phòng đại diện phí nam Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức 04 lớp tập huấn “Xây dựng, đăng ký bảo hộ, khai thác phát triển quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) cho doanh nghiệp, HTX..” với 160 lượt người tham dự;

+ Tổ chức 02 cuộc Hội thảo, Hội nghị về Tham vấn xây dựng định hướng bảo hộ tài sản trí tuệ một số sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020-2022 và Phổ biến chính sách hỗ trợ  và quy trình hướng dẫn thủ tục hỗ trợ về sở hữu trí tuệ; đối tượng là đại diện các Sở ngành, UBND các huyện, TX, Tp trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã; số lượng 120 đại biểu tham dự;

+ Phối hợp với Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 01 lớp đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ cho 23 đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

- Việc hỗ trợ cho việc đăng ký sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đã được cấp giấy chức nhận theo quy định:

Tháng 10/2019 đến thời điển hiện tại, việc đăng ký SHCN cho sản phẩm chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nên chưa thực hiện.

Hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đăng ký nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp:

Thực hiện Nghị quyết số 80/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh. Năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong nước: gồm: 3 nhãn hiệu tập thể, 15 nhãn hiệu thông thường, 02 sáng chế với tổng kinh phí 72.218.500 đồng. Ngoài ra, theo kế hoạch năm 2020, Sở KH&CN thực hiện Nghị quyết số 80/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh tiến hành hỗ trợ: 05 nhãn hiệu tập thể, 25 nhãn hiệu thông thường, 01 nhãn hiệu quốc tế, 03 kiểu dáng công nghiệp, với tổng kinh phí dự kiến là 381.000.000 đồng (phụ lục 3).

- Việc đăng ký chứng nhận VietGAP, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; truy suất nguồn gốc sản phẩm:

Không có.

- Đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu nhận diện sản phẩm đặc trưng:

- Triển khai thực hiện Dự án bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Trà Vinh” cho sản phẩm tôm, với tổng kinh phí 698.000.000 đồng.

- Triển khai thực hiện Đề án đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm dừa sáp, với tổng kinh phí 1.600.000.000 đồng.

- Thực hiện Đề án “Xây dựng bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa, gạo hữu cơ huyện Châu Thành”, với tổng kinh phí dự kiến là 528.000.000 đồng.

3. Những nhiệm vụ cụ thể Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị, thành phố và các ngành thực hiện phối hợp (nêu cụ thể về cơ chế phối hợp, kinh phí và kết quả thực hiện). Đánh giá hiệu quả công tác phối hợp thực hiện.

- Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 03-12-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” và và Quyết định số 673/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Hàng năm, Sở Khoa họ và Công nghệ đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các đề tài, dự án, các mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT cho người dân, cụ thể: triển khai 05 dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025. Các dự án bước đầu đã phát huy hiệu quả thông qua hỗ trợ địa phương nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao công nghệ các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, các quy trình công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất hiệu quả như xây dựng mô hình trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi giúp bà con huyện Cầu Kè sử dụng cây giống từ công nghệ nuôi cấy phôi để mở rộng diện tích vùng chuyên canh dừa Sáp; ứng dụng tiến bộ KH&CN trong chăn nuôi bò thịt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt bằng xây dựng mô hình nuôi dưỡng bò lai Brahman hướng thịt; ứng dụng tiến bộ KH&CN để xây dựng mô hình nhân giống và trồng cam sành không hạt chất lượng cao, mô hình chế biến chả cá chất lượng cao từ nguồn cá tạp, mô hình nuôi dê lai (Boer x Bách Thảo) hướng thịt,… Từ đó giúp cho cán bộ tham gia các dự án nắm bắt nhiều công nghệ mới để chuyển giao cho các hộ nông dân tham gia, giúp phát triển sản xuất.

- Để chuyển giao khoa học và công nghệ cơ sở phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngày 20/11/2019 Ủy ban nhân tỉnh Trà Vinh có ban hành Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trong đó: Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ (Điều 31): Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cấp cơ sở. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (Điều 33): Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, từ đầu năm 2020 đến nay Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở với kết quả 7 huyện và thành phố đã phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KH&CN cơ sở thực hiện cho năm 2020 và 2021.

- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh trong việc cho ý kiến về xét chọn các nhà khoa học của Nhà nông tỉnh Trà Vinh lần thứ III năm 2020.

Nhìn chung, kết quả của hoạt động nghiên cứu KH&CN thời gian qua đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phổ biến và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cộng đồng, nhất là nông dân. Hầu hết các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng con nuôi, kỹ thuật canh tác - nuôi trồng đều được nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao trực tiếp (thông qua việc xây dựng mô hình), gián tiếp (thông qua các lớp tập huấn, hội thảo) cho nông dân áp dụng ở các mức độ khác nhau, đem lại kết quả tốt, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người dân nói chung.

Sở KH&CN tham mưu, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách thuộc lĩnh vực KHCN theo Nghị quyết số 80/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh; Nghị quyết số 82/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh. Tạo điệu kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục hỗ trợ cho các tổ chức/ doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

 Những tồn tại, hạn chế

- Công tác tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN hàng năm chưa thật sự có hiệu quả cao nhất do các đơn vị quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực trong tỉnh có số lượng gửi đề xuất đặt hàng nhiệm vụ còn tương đối ít, dẫn đến khó khăn trong việc bám sát các vấn đề KH&CN cấp thiết mà các ngành, địa phương cần giải quyết. Một số đề tài tuy đảm bảo tính nghiêm túc về mặt khoa học nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương (xây dựng các mô hình ứng dụng thì kết quả có chi phí quá lớn hoặc đòi hỏi trình độ cao, địa phương không triển khai được hoặc nhu cầu thị trường đối với sản phẩm khi kết thúc nhiệm vụ không còn).

- Các nhiệm vụ KH&CN có doanh nghiệp tham gia thực hiện, phối hợp thực hiện dưới các hình thức (đối ứng vốn, nhận chuyển giao,…) có số lượng còn ít và hiệu quả chưa cao dẫn đến vấn đề đầu ra, phát triển sản phẩm còn hạn chế.

 - Đầu tư nguồn nhân lực cho KH&CN chưa đủ sức, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra từ đó công tác quản lý, triển khai các mô hình ứng dụng dụng tiến bộ KH&CN chưa được hiệu quả.

- Việc tiếp cận, huy động nguồn vốn để triển khai các mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trong thực tiễn sản xuất của các đơn vị tiếp nhận kết quả nghiên cứu còn hạn chế từ đó đơn vị không có kinh phí để thực hiện.

Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại, hạn chế

- Trước đây, việc đề xuất và thực hiện nhiệm vụ KH&CN chưa áp dụng theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nên việc sử dụng kết quả sau nghiên cứu đôi khi còn lúng túng. Từ năm 2018 trở đi, cơ chế đề xuất đặt hàng thực hiện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 đã từng bước xác định rõ đơn vị đề xuất gắn kết với đơn vị ứng dụng. Tuy vậy, việc đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN đôi lúc chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất của người dân, nguồn nhân lực làm công tác quản lý KH&CN ở địa phương còn hạn chế và đôi khi hụt hẫng do được điều chuyển nhận công tác khác.

  - Một ít nhiệm vụ khi kết thúc khả năng nhân rộng hạn chế do thị trường tiêu thụ sản phẩm liên quan đến nhiệm vụ giảm quy mô hoặc không có đầu ra.

  - Hầu hết doanh nghiệp ở tỉnh Trà Vinh là doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ; ít chủ động tham gia đặt hàng các vấn đề khoa học và công nghệ mà doanh nghiệp cần giải quyết hoặc năng lực hạn chế trong việc tiếp cận các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao, yêu cầu quy mô sản xuất lớn.

- Người dân thường có tâm lý mong chờ được hỗ trợ vốn từ nhà nước, khó huy động nguồn vốn tự có của người dân để thực hiện các mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Những bài học kinh nghiệm

 - Lựa chọn các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện từng vùng từ đó tạo điều kiện phát huy, nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

- Đa dạng hóa thành phần tham gia hoạt động chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào nông nghiệp (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nhà khoa học, nhà quản lý,…) trong đó xác định ứng dụng KH&CN cần gắn với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, trong qua trình thực hiện cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tạo sự liên kết giữa người sản xuất và người kinh doanh. Việc liên kết thông qua hợp đồng ký giữa hai bên sẽ giúp người sản xuất an tâm, thúc đẩy mạnh dạn đầu tư và tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật để tăng cường quy mô và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, từ đó sẽ góp phần nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở KH&CN cũng kiến nghị:

Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các quy trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất (Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ) trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương,… tăng cường chủ động, lựa chọn gửi đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thông báo hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ.

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận các kết quả nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực được giao quản lý, tổ chức thực hiện việc ứng dụng và báo cáo kết quả định kỳ hàng năm về Sở KH&CN.

 Đối với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tăng cường đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, địa phương.

- Nghiên cứu thực hiện Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh để có thể sử dụng nguồn kinh phí KH&CN hỗ trợ triển khai ứng dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Văn Tửng


Thống kê truy cập
  • Đang online: 25
  • Hôm nay: 1673
  • Trong tuần: 19 713
  • Tất cả: 4389299