NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH BÀO TỬ CỦA NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG lecanicillum Le85 VÀ L.lecanii L439 ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
Lượt xem: 1583
Trải qua gần 60 năm hình thành phát triển, hệ thống ngành bảo vệ thực vật đã bảo vệ tốt năng suất cây trồng, ngăn chặn các dịch hại trên cây trồng, góp phần đưa nền nông nghiệp đất nước trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp với tổng giá trị 36,2 tỷ USD năm 2017, riêng ngành trồng trọt chiếm tới hơn 20 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu (Thanh Tâm, 2018). Xuất khẩu nông sản năm 2018 lập kỷ lục mới, với hơn 40 tỷ USD, đứng top 15 thế giới (Hạ Vũ, 2018). Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 100.000 tấn/năm, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu.

Việc lạm dụng các thuốc trừ sâu hóa học không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường mà còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Một số thuốc diệt côn trùng có thời gian phân hủy lâu, sau khi đực phun cho cây trồng sẽ thẩm thấu một phần vào đất và các mạch nước ngầm. Các chất này khi đã ngấm vào đất, vào nước ngầm sẽ tồn tại lâu dài vì trong đất có rất ít vi sinh vật phân hủy chúng và mỗi năm chỉ 1% lượng nước ngầm được hồi phục. Điều đáng lo ngại là nhu cầu nước ngọt của một nửa dân số thế giới được đáp ứng từ nước ngầm, do đó nguy cơ bị ngộ độc thuốc diệt côn trùng rất cao. Một lượng thuốc diệt côn trùng sau khi được sử dụng trên đồng ruộng sẽ theo kênh thoát nước đi vào các thủy vực, tại đây chúng giết chết các sinh vật phù du, làm giảm nguồn cung cấp thức ăn cho cá hoặc giết chết cá, làm giảm sút nguồn lợi thủy sản. Trong trường hợp cá bị nhiễm độc nhưng không chết sẽ gây độc gián tiếp cho người ăn cá.Thuốc diệt côn trùng tổng hợp có độc lực mạnh, phổ tác dụng rộng cũng có nghĩa là có tính chọn lọc kém. Chúng không chỉ tiêu diệt các côn trùng gây hại cây trồng, tiêu diệt cả những loài có ích như đọng vật ăn côn trùng, các loài kí sinh trùng hại cây trồng, tiêu diệt ong mật và côn trùng thụ phấn làm cho nhiều cây trồng thụ phấn nhờ côn trùng giảm năng suất và chất lượng.

Thuốc diệt côn trùng được sử dụng nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, nhưng trong một số trường hợp lại làm giảm năng suất. Điều này xảy ra khi các chất này ức chế sự phát triển bình thường của cây trồng, thuốc được phun cho các cây trồng mục tiêu nhưng lại bị phát tándo gió gây thiệt hại cho những cây trồng ở vùng lân cận, nông sản bị đổ br vì dư lượng hóa chất độc hại vượt mức cho phép. Bên cạnh đó, đất trồng có độ tơi xốp cao nên thuốc diệt côn trùng dễ ngấm vào đất. Trong đất có nhiều loài sinh vật cần thiết cho hệ sinh thái đất trồngnhuw động vật chân đốt, động vật nguyên sinh, giun đất, nấm, vi khuẩn. Thuốc diệt côn trùng sẽ gây độc và làm đảo lộn hệ sinh thái đất, dẫn đến giảm năng suát cây trồng. Việc lạm dụng thuốc diệt côn trùng làm cho thực phẩm bị nhiễm độc, gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính cho người sử dụng. Trên thế giới, hàng năm có khoảng 26 triệu trường hợp bị ngộ độc (không tử vong) thuốc bảo vệ thực vật (trong đó có thuốc diệt côn trùng), 750 nghìn trường hợp ngộ độc mạn tính, 3 triệu trường hợp phải nhập viện và 200 nghìn trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, khoảng 15-20 triệu người thường xuyên phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật.

Vì những nhược điểm của thuốc diệt côn trùng hóa học, xu hướng chung trên thế giới hiện nay là không sử dụng thuốc diệt côn trùng hoặc sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học đê thay thế dần nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững (Vũ Xuân Đạt, 2011). 

Trần Văn Út Tám


Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 1000
  • Trong tuần: 19 040
  • Tất cả: 4388626