Kết quả “Khảo sát khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb) tại tỉnh Trà Vinh”
Lượt xem: 2732
Việc xác định và nghiên cứu các hoạt chất từ các nguồn tự nhiên khác nhau nhằm khai thác tiềm năng hiện có, tăng tính hiệu quả, an toàn vẫn đang là định hướng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, Trong các họ cây có giá trị dược liệu, chi curcuma - có nhiều loài thực vật được quan tâm do có thành phần hóa học được sử dụng làm dược liệu và mỹ phẩm, như: chất bổ, mỹ phẩm và chất kích thích, chất dinh dưỡng có giá trị xuất khẩu (ở dạng dầu và nhựa chứa dầu) mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế, trong đó có Curcuma aromatic. 

ẢnhCủ cây Ngải trắng

Trong các hợp chất được tìm thấy trong Curcuma aromatica, curcumol là một hợp chất thuộc nhóm sesquiterpenoid, đã được phân lập từ nhiều loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae (Chen và cs,, 2014), Tương tự như curcumin, curcumol cũng thể hiện nhiều tác dụng dược lí có lợi trong các nghiên cứu lâm sàng, bao gồm kháng viêm (Chen và cs,, 2014), chống thấp khớp (Wang và cs,, 2012), chống động kinh và bảo vệ gan (Chen và cs,, 2014), Hơn nữa, tác dụng ức chế tăng sinh tốt trong các mô hình nuôi cấy tế bào ung thư khác nhau của curcumol đã được báo cáo (Wang và cs,, 2011; Zhang và cộng sự, 2011; Jing và cs,, 2013; Guo và cs,, 2014),

Với vai trò dược liệu đã được nêu trên, việc canh tác để chủ động nguồn nguyên liệu đã được một số nước quan tâm, như Ấn Độ, Hàn Quốc, Các khảo nghiệm về ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng xuất và chất lượng dược liệu cũng đã được thực hiện (Mohamed và cs,, 2014; Gopichand và cs,, 2005) và định hướng canh tác dược liệu hữu cơ cũng đã được chú ý, Theo ghi nhận của Gopichand và cs, (2005), lượng phân chuồng và khoảng cách trồng ảnh hưởng đến hàm lượng hoạt chất trong cây Ngải trắng, theo đó lượng phân chuồng 22,5 tấn/ ha cho hàm lượng dầu cao nhất (234,4 kg/ha) và khoảng cách 50 x 50 cm là tối ưu (ở điều kiện đất trồng có pH: 6,3; hữu cơ 2,3%; carbon 1,4%; cation trao đổi: 119,6 (µg/cm2); N: 198 kg/ha; P: 23 kh/ha; K: 538 kg/ha), Tuy nhiên, ở Việt Nam nguồn được liệu này khai thác từ tự nhiên với số lượng hạn chế và chưa được quan tâm. Nhằm tạo cơ sở khoa học cho định hướng phát triển và tạo vùng nguyên liệu loài dược liệu này tại Trà Vinh.

Từ kết quả nghiên cứu đề tài: Khảo sát khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải Trắng Curcuma aromatica Salisb) tại tỉnh Trà Vinh” do Viện Sinh học Nhiệt đới chủ trì thực hiện, ThS. Trịnh Thị Bền làm chủ nhiệm đề tài nhằm mục tiêu là: Hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống cây Ngải trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; Hoàn thiện quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng phù hợp với điều kiện tỉnh Trà Vinh; Xây dựng 3 mô hình canh tác cây Ngải trắng (tổng diện tích 1 ha); Đào tạo 3-4 cán bộ về kỹ thuật nuôi cấy mô cây Ngải trắng.

Đề tài thực hiện với các nội dung chính như: Nhân nhanh giống cây Ngải trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; Điều tra khảo sát các mô hình canh tác nông nghiệp để thực hiện trồng khảo nghiệm và thực hiện mô hình cây Ngải trắng; Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tích luỹ hoạt chất từ củ cây Ngải trắng; Xây dựng mô hình canh tác cây Ngải trắng tại tỉnh Trà Vinh; Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác cây Ngải trắng được chuyển giao; Hoàn thiện quy trình li trích thu nhận cao chiết từ củ cây Ngải trắng; Xác định hàm lượng hoạt chất trong cao chiết: phenolic, curcumol; Xác định hoạt tính kháng oxy hoá của cao chiết; Xác định hoạt tính apoptosis của cao chiết trên mô hình tế bào ung thư biểu mô gan và ung thư vú; Kiểm tra độc tính củ cao chiết từ củ Ngải trắng; Phối trộn và tạo viên nén chứa cao chiết cây Ngải trắng. Kết quả đạt được: Đã hoàn thiện được các quy trình: quy trình nhân giống cây Ngải trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô, quy trình trồng và chăm sóc cây Ngải trắng, quy trình ly trích thu nhận cao chiết cây Ngải trắng, quy trình sản xuất viên nén chứa cao chiết cây Ngải trắng; triển khai mô hình trồng cây Ngải trắng với tổng diện tích 01 ha trên 3 loại đất (đất thịt, giồng cát, phù sa) tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang và thành phố Trà Vinh; Xác định được một số chỉ tiêu hoạt tính sinh học của cao chiết cây Ngải trắng; sản xuất 5.000 viên nén chứa cao chiết cây Ngải trắng được kiểm nghiệm theo hướng dẫn Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ 5 (DĐVN V), sản phẩm viên nén và củ cây Ngải trắng được công ty TNHH Thế Giới Gen đề nghị thu mua.

 

Ảnh: Cây Ngải trắng sinh trưởng và phát triển trên đất giồng cát tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang

Kết quả nghiên cứu của đề tài với quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ giúp thân thiện với môi trường. Sản phẩm từ quy trình là sản phẩm dược liệu sạch đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liêu sạch, đồng thời giá trị sản phẩm sẽ tăng lên giúp nâng cao thu nhập cho người trồng.

Kết quả nghiên cứu đề tài đã được Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vào ngày 18/12/2020 đánh giá đạt yêu cầu.

Chánh Tín


Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 1241
  • Trong tuần: 19 281
  • Tất cả: 4388867