Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường
Lượt xem: 2688
Nhằm đánh giá hiệu quả mô hình và giúp người dân áp dụng vào kỹ thuật sản xuất phù hợp để góp phần làm tăng thu nhập cho nông hộ. Ngày 24/9/2020 Trung tâm Khuyến Nông Trà Vinh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường tại hộ anh Tô Thanh Phong điểm xã Trường Long Hòa thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.

Ảnh: Mô hình nuôi tôm tại hộ anh Tô Thanh Phong

Tham dự hội thảo có sự tham dự của Trung tâm Khuyến nông, UBND xã Trường Long Hòa, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ và 50 hộ dân trong vùng thực hiện mô hình.

Mục tiêu của dự án là Xây dựng thành công 01 mô hình/năm (trong năm 2020) cho 02 điểm, quy mô 01 ha/điểm (gồm ao nuôi giai đoạn 1 là 500m2, ao nuôi giai đoạn 2 là 3.000 m2, ao nuôi giai đoạn 2 là 3.000 m2/2 ao và hệ thống ao chứa lắng, lắng xử lý và các công trình phụ trợ khác). Trong đó:

+ Giai đoạn 1: giai đọan ương đạt tỷ lệ sống 90%, ở mật độ ương 1.000 m2, thời gian ương 25-30 ngày, kích cở giống đạt khoảng 800-1.000 con/kg.

+ Giai đoạn 2: tỷ lệ sống 80%, mật độ nuôi 200 con/m2, diện tích ao nuôi 3.000 m2/2 ao cở thu hoạch 75 con/kg năng suất 21,33 tấn/ha/vụ.

Lắp đặt 02 bộ cảm biến quan trắc, cảnh báo môi trường tự động. Lắp đặt 02 hầm biogas mỗi hầm có diện tích 18m2 tại 02 điểm trình diễn.

Theo báo cáo trong năm 2020 dự án chọn được 02 điểm là xã Trường Long Hòa thị xã Duyên Hải và xã Hiệp Mỹ Đông huyện Cầu Ngang. Tại điểm Trường Long Hòa năng suất nuôi của mô hình nuôi đạt 29 tấn/ha/vụ, cao hơn 1,3 lần so với tiêu chí đặt ra là 21.33 tấn/ha/vụ, tỷ lệ sống 88% so với 80%. Cở thu hoạch ước đạt 60 con/kg.

Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng bộ cảm biến quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi (pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn) với hệ thống giám sát cảnh báo môi trường này sẽ được kiểm tra các yếu tố môi trường liên tục vì thế chúng ta dễ dàng điều chỉnh và xử lý môi trường ao nuôi. Hệ thống này kết nối với các thiết bị điện thoại thông minh của hộ dân thực hiện mô hình do đó dễ dàng theo dõi và xử lý kịp thời.

Chất thải ao nuôi được đưa vào hầm biogas để xử lý, tạo khí đốt, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Hầm biogas được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ cung cấp đảm bảo chất lượng, độ bền và kín nước.

Ảnh: Hầm biogas xử lý chất thải tôm

Thông qua mô hình này đã góp phần giúp người nuôi quản lý tốt các yếu tố môi trường từ đó giảm công lao động, chăm sóc và quản lý ao nuôi, tăng tỷ lệ sống mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng đơn vị diện tích so với kiểu nuôi thông thường. Mô hình thành công sẽ được nhân rộng cho các hộ dân trong vùng và lân cận, góp phần phát triển một nền nông nghiệp theo hướng bền vững, kỹ thuật cao.

Bích Liên


Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 715
  • Trong tuần: 18 755
  • Tất cả: 4388341