3.. Đề tài: Phát hiện nguyên nhân tôm vễnh mang và biện pháp phòng trị
Lượt xem: 4876

Đinh Văn Túy

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khcn

 

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ, cơ quan cấp trên của tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trường Đại học Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Điện thoại:         0292. 3830604,   Fax: 0292.3830323                                                                 

- Website: http://www.ctu.edu.vn

• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

- Họ và tên: PGS.TS. Đặng Thị Hoàng Oanh

- Học hàm, học vị: Phó giáo sư. Tiến sỹ    

- Chức vụ: Giảng viên, Chủ nhiệm nhiệm vụ                                                                                       

- Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Điện thoại: 0292. 3830604, 0915858809, Fax: 0292.3830323                                                                                                   

 - E-mail: dthoanh@ctu.edu.vn

• Cá nhân tham gia:

1. PGS.TS. Đặng Thị Hoàng Oanh

5. KS. Nguyễn Trọng Nghĩa

2. ThS. Trần Việt Tiên

6. KS. Trần Quốc Phong

3. PGS.TS. Trương Quốc Phú

7. KS. Châu Lan Anh

4. ThS. Lê Ngọc Huyền

 

• Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu chính của nhiệm vụ:

* Mục tiêu:

1. Đánh giá hiện trạng vểnh mang trên tôm nuôi tại tỉnh Trà Vinh;

2. Xác định được nguyên nhân gây vểnh mang trên tôm nước lợ;

3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng và trị vểnh mang trên tôm nuôi tại Trà Vinh.

* Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

+ Nội dung:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng vểnh mang trên tôm nước lợ nuôi tại tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 2: Xác định đặc điểm bệnh học của bệnh vểnh mang.

Nội dung 3: Xác định nguyên nhân gây vểnh mang trên tôm nước lợ.

Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng và trị vểnh mang trên tôm nước lợ nuôi tại tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 5: Chuyển giao kết quả.

* Phương pháp nghiên cứu:

- Tiến hành điều tra và thu mẫu ở những hộ có tôm nuôi vểnh mang ở Trà Vinh. Mẫu sau khi thu được làm tiêu bản để quan sát ký sinh trùng, phân lập vi khuẩn và phân tích mô học. Mẫu mang của tôm vểnh mang được thu và trữ trong ethanol để xét nghiệm virus bằng phương pháp PCR. Ngoài ra, mẫu nước và bùn đáy ao nuôi có tôm vểnh mang được thu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường, thuốc bảo vệ thực vật và vi khuẩn Vibrio.

- Dựa trên kết quả phân tích mẫu tôm, nước và bùn đáy ao, các thí nghiệm xác định nguyên nhân gây vểnh mang được thiết kế và thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Từ kết quả xác định nguyên nhân gây vểnh mang, thử nghiệm phòng và trị vểnh mang được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm.

• Kết quả thực hiện:

- Hiện tượng tôm vễnh mang xảy ra ở những hộ nuôi sử dụng và không sử dụng thức ăn Hanaro. Nhiều loại chất khác nhau được bổ sung vào thức ăn cho tôm ăn, nhiều loại hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để cải tạo ao và xử lý nước ao nuôi, thuốc và hóa chất cũng được sử dụng điều trị tôm vễnh mang nhưng không có hiệu quả.

- Ngoại trừ một số mẫu tôm vễnh mang nhiễm virus gây bệnh đốm trắng, không phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm (như vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp tính, virus gây bệnh đầu vàng, vi bào tử trùng gây bệnh chậm lớn) ở các mẫu tôm vễnh mang. Không phát hiện bất thường ở mang và gan tụy tôm vễnh mang qua phân tích mô bệnh học.

- Thức ăn Hanaro, vi khuẩn Vibrio, nước có độ kiềm hay độ cứng cao các hoạt chất cypermethrin và dipterex không gây vễnh mang ở hai loài tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Riêng hoạt chất deltamethrin ở nồng độ từ 5%-15% LC50 gây vễnh mang ở cả hai loài tôm này.

- Sử dung chorine (0,2 mg/L) hay than hoạt tính (1 mg/L) có thể phòng vễnh mang ở tôm do tiếp xúc với deltamethrin. Tuy nhiên, khi tôm đã vễnh mang thì hai hoạt chất trên không có tác dụng điều trị.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ: 02 quyển, 02 bản điện tử;

- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ: 02 quyển, 02 bản điện tử;

- Báo cáo thống kê, bài báo, biên bản họp hội đồng,…

Lĩnh vực: Khoa học nông nghiệp (Đề tài khoa học).

Cấp quản lý nhiệm vụ: Cấp tỉnh

• Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc nhiệm vụ: Từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2019 (12 tháng).

• Mã số Giấy chứng nhận nhiệm vụ: Số đăng ký: 03/KQNC-SKHCN ngày 14/01/2020, lưu tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

Quyết định thành lập Hội đồng: Hội đồng đánh giá nghiệm thu chính thức được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-SKHCN ngày 03/12/2019 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

Thời gian họp Hội đồng: Họp nghiệm thu chính thức ngày 13/12/2019 tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh – 38 Nguyễn Thái Học, phường 1, tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

• Kinh phí thực hiện: Tổng số kinh phí thực hiện: 338.516 triệu đồng.

- Trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách Nhà nước: 338.516 triệu đồng;

+ Kinh phí khác: 0 triệu đồng.

* Kết quả đánh giá xếp loại chung của nhiệm vụ: Đạt yêu cầu.


Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 150
  • Trong tuần: 1 402
  • Tất cả: 4409422