8/2020. Tên nhiệm vụ: Phục tráng và bảo tồn một số giống lúa, giống nếp đặc trưng ở tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 3687

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Trà Vinh

• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trịnh Ngọc Ái

• Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát: Thu thập, tuyển chọn và phục tráng 3 giống lúa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than nhằm bảo tồn nguồn gen cây lúa đặc trưng của tỉnh Trà Vinh. Tren cơ sở đó góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng lúa phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Mục tiêu cụ thể:

- Phục tráng được 3 giống lúa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than trên diện tích 1 ha với độ thuần đạt 99,9%, năng suất cao hơn 10% so với giống chưa phục tráng.

- Bảo tồn 3 gióng lúa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than sau phục tráng. Trong đó giao cho hộ nông dân tự quản bảo tồn trên diện tích 1 ha (với số lượng 300 kg giống) và bảo tồn chuyển chỗ dưới hình thức tồn trữ lạnh và  nuôi cấy mô in vitro tại Trung tâm

• Nội dung chính của nhiệm vụ:

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát và thu thập mẫu lúa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than tại tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 2: Lưu trữ, bảo quản nguồn gen của 3 giống lúa mùa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than thu thập được tại tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 3: Phục tráng 3 giống lúa mùa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than

Nội dung 4: Hội thảo khoa học tổng kết

•Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Nông nghiệp

• Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin thứ cấp về giống; điều tra

- Thu thập 150-200 dòng/giống lúa và 3-5 bông/dòng làm vật liệu cho công tác phục tráng giống.

- Thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra phỏng vấn nông dân

- Số liệu thu thập được mã hóa, nhập vào phần mềm Excel để lưu trữ và phục vụ cho phân tích với phần mềm SPSS Version.24. Trong đó, số liệu về điều tra, phỏng vấn dùng phương pháp phân tích Chi-bình phương để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm, các số liệu khác được phân tích ANOVA và dùng phương pháp thử Ducan hoặc LSD để so sánh sự khác biệt.

- Các chỉ tiêu đánh giá cho các tính trạng số lượng và chất lượng dựa theo bảng mô tả của IRI (IBPGR – IRI, 1980)

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp bảo quản thường và bảo quản lạnh

- Phương pháp thí nghiệm

- Phương pháp mini DNA

- Phương pháp lưu trữ, bảo quản nguồn gen cây lúa trong kho lạnh theo 3 chế độ: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

- Phương pháp lưu trữ ngân hàng gen in vitro

• Kết quả dự kiến

- Giống lúa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than sau phục tráng của vụ G2: 615 kg hạt/3 giống gốc; 300 kg hạt bàn giao cho người dân bảo tồn ngoài đồng ruộng; 300 kg hạt bàn giao cho Trung tâm Giống; 15 kg hạt lưu giữ, bảo tồn trong kho lạnh và lưu giữ in vitro được thực hiện trên môi trường MS cơ bản ở Trung tâm CNSH&MT.

- 01 ha diện tích giống lúa Tài Nguyên, Trắng Tép và Nếp Than sau phục tráng của vụ G2

- Các báo cáo phân tích, thực trạng, tổng hợp, tổng kết, đánh giá, tài liệu kỹ thuật

- 1-2 bài báo khoa học công bố trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam

- Đào tạo 01 Thạc sĩ chuyên ngành di truyền chọn giống, công nghệ sinh học, phát triển nông thôn,…

• Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: Tháng 02/2020 đến tháng 02/2024


Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 1242
  • Trong tuần: 19 282
  • Tất cả: 4388868